Tiểu ra máu ở nam giới và nữ giới- Nguy hại khôn lường
Thông thường nước tiểu có màu vàng rơm hoặc trong suốt (khi uống nhiều nước). Tuy nhiên nước tiểu cũng có thể chuyển sang màu hồng, màu đỏ hoặc màu gỉ sắt. Đây là dấu hiệu tiểu ra máu ở nam giới và nữ giới vô cùng nguy hiểm. Ngay khi bản thân xuất hiện những bất thường này người bệnh hãy sớm liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa uy tín để được thăm khám, tư vấn và hỗ trợ điều trị hiệu quả. Tránh để bệnh kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chính bản thân mình.
1.Đi tiểu ra máu có những dạng nào?
Tiểu ra máu có thể chia làm 2 loại là tiểu ra máu đại thể và tiểu ra máu vi thể:
- Tiểu ra máu đại thể:
Là trường hợp lượng hồng cầu trong nước tiểu nhiều nên nhìn bằng mắt thường có thể thấy nước tiểu màu đỏ hoặc vàng sậm, thậm chí có thể thấy cục máu đông, dây máu ra theo nước tiểu.
- Tiểu ra máu vi thể:
Là trường hợp lượng hồng cầu trong nước tiểu ít, không đủ để làm đổi màu nước tiểu nên chỉ được xác định khi quan sát dưới kính hiển vi.
2.Tiểu ra máu là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm
Tiểu ra máu không ngẫu nhiên xuất hiện. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng tiểu ra máu ở nam giới và nữ giới mà thường gặp nhất là những nhóm nguyên nhân sau:
(*)Nhiễm khuẩn đường tiết niệu:
-Khi bạn bị nhiễm khuẩn, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào đường tiết niệu gây viêm và làm tổn thương niêm mạc niệu đạo, bàng quang, đài bể thận, niệu quản, cầu thận.
-Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ngoài biểu hiện đi tiểu ra máu, người bệnh còn có thể đi kèm theo một số biểu hiện khác như: Sốt cao, tiểu rắt, tiểu buốt, đau thắt lưng…
(*) Sỏi đường tiết niệu:
-Sỏi này có thể ở các vị trí khác nhau như sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang,...
-Sỏi đường tiết niệu khi di chuyển xuống dưới sẽ làm tổn thương lớp niêm mạc đường tiết niệu và gây nên tình trạng đi tiểu ra máu
(*)Bệnh lậu:
– Bệnh lậu là một bệnh xã hội lây nhiễm qua quan hệ tình dục, do lậu cầu khuẩn Neisseria Gonorrhoeae gây ra.
– Khi nhiễm bệnh lậu, nam giới và nữ giới mắc bệnh sẽ thấy vùng kín tiết nhiều dịch mủ màu vàng xanh vào buổi sáng, nước tiểu đục hơn kèm tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đau....
-Bệnh lậu nếu không được khắc phục kịp thời khi chuyển sang giai đoạn mãn tính ngoài tiểu tiện bất thường, dịch mủ chuyển màu trắng trong như nhựa chuối thì người bệnh còn có thể bị đi tiểu ra máu.
(*)Một số bệnh lý về máu
Nếu bạn là người có tiền sử mắc một số bệnh lý về máu khác như: Bệnh bạch cầu cấp tính và mãn tính, bệnh Hemophilia, bệnh máu khó đông… cũng có thể gây nên tình trạng đi tiểu ra máu
(*)Một số nguyên nhân khác gây tiểu ra máu:
- Tập thể dục quá sức, vận động quá mạnh, làm việc quá nặng khiến bàng quang bị tổn thương, các tế bào máu bị vỡ, cơ thể mất nhiều nước khiến nước tiểu bị cô đặc và nhìn thấy máu trong nước tiểu.
- Bị chấn thương ở một số bộ phận như: thận, bàng quang… do tai nạn hoặc va đập mạnh cũng khiến bạn bị đi tiểu ra máu.
-Một số loại thuốc như aspirin, penicillin, heparin, cyclophosphamid, và Phenazopyridine nếu dùng với liều lượng nhiều và trong thời gian dài cũng có thể gây tiểu ra máu
Tiểu ra máu gây nên nhiều nguy hại khôn lường
-Tiểu ra máu gây ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh, khiến người bệnh luôn sống trong trạng thái hoang mang, lo lắng, chán nản từ đó dẫn đến stress
-Tiểu ra máu không xuất hiện đơn lẻ mà thường đi kèm với nhiều triệu chứng khác. Những triệu chứng này ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh
-Tiểu ra máu nếu xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý nhưng lại không được hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, thậm chí là gây vô sinh-hiếm muộn
-Người bệnh càng kiên trì áp dụng phác đồ của bác sĩ bệnh càng sớm được khắc phục.Tuyệt đối không nên tự mua thuốc về sử dụng nếu chưa biết rõ nguyên nhân.